Trung tâm Công nghệ Trắc địa – CST (Centre of Surveying Technology) là đơn vị trực thuộc Trường đại học Giao thông Vận tải, được Sở khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động theo giấy phép đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-04/2012/ĐK-KH&CN.

Địa chỉ: Phòng 204 Nhà N1, Trường ĐH Giao thông Vận tải, số 3 Đường Cầu Giấy, Láng thượng, Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0437663441 - 0963814555

Tài khoản số: 0051101716008 tại NH TMCP Quân đội – chi nhánh Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Mã số thuế 0101878182-003.

Trung tâm Công nghệ Trắc địa được thành lập do nhu cầu phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ phải gắn liền với các hoạt động sản xuất thực tế. Với đội ngũ cán bộ là những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực trắc địa công trình, cầu đường đang giảng dạy, nghiên cứu và tham gia sản xuất tại trường Đại học Giao thông Vận tải. 

Từ khi thành lập Trung tâm đến nay, phát huy tiềm lực đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và các máy móc thiết bị đo đạc hiện đại, Trung tâm đã tham gia vào nhiều dự án, công trình lớn khắp cả nước, đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn mà thực tế đặt ra khi xây dựng những công trình lớn. 

Sau một thời gian hoạt động, Trung tâm Công nghệ Trắc địa là nhịp cầu nối liền các với các đơn vị sản xuất, là một địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thi công khi hợp tác với Trung tâm.

 

a. Đào tạo: 

Trung tâm thường xuyên mở các lớp đào tạo về:

+ Autocad cơ bản và nâng cao;

+ Các phần mềm chuyên ngành Trắc địa, GIS:

- Phần mềm bình sai lưới Trắc địa, xử lý số liệu đo chi tiết thành lập Bản đồ địa hình, vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang: DPSurvey, HHmaps, ...

- Phần mềm bình sai lưới GPS: TBC, TTC, Compass, HGO, ....

+ Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các loại máy Toàn đạc điện tử, GPS, thủy chuẩn, .... và các công tác trắc địa trong xây dựng công trình.

b. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong Trắc địa;

c. Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu;

d. Các hoạt động sản xuất:

- Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa hình các công trình xây dựng: thành lập bản đồ địa hình các loại phục vụ cho công tác lập quy hoạch, thiết kế các công trình.

- Thành lập mạng lưới trắc địa công trình: Thành lập mạng lưới tọa độ và độ cao phục vụ cho công tác khảo sát-thiết kế, thi công các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Quan trắc chuyển dịch công trình: Quan trắc chuyển dịch công trình (quan trắc lún và chuyển dịch ngang) các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Tư vấn giám sát trắc địa trong xây dựng các công trình: Thay mặt chủ đầu tư, giám sát công tác trắc địa trong quá trình xây dựng các công trình nhằm đảm bảo đúng yêu cầu độ chính xác của công tác trắc địa, từ đó giúp cho công tác thi công công trình đúng với thiết kế đề ra.

 

Trong thời gian gần đây, Trung tâm đã thực hiện các công trình như sau:

 1. Đo đạc kiểm tra tọa độ và độ cao hệ thống lưới khống chế thi công cầu Sơn Du Du thuộc gói thầu số 2 – Dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến Cầu Nhật Tân, thành phố Hà Nội.

2. Khảo sát địa hình (Thành lập lưới thi công, đo vẽ bản đồ, mặt cắt), Gói thầu B2-37 – Xây dựng cầu An Hữu – Dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc Gia (Bước 2 – Giai đoạn 1).

3. Khảo sát địa hình (Thành lập lưới thi công, đo vẽ bản đồ, mặt cắt), Gói thầu EX1A – Giai đoạn 1 – Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

4. Thành lập lưới khống chế hạng IV, đường chuyền cấp 2 và lưới độ cao kỹ thuật, dự án Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, Đồng Nai.

5. Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, Dự án quy hoạch đo thị tuyến đường Tôn Đức Thắng, TP. Buôn Mê Thuột tỉnh ĐẮK LẮK.

6. Đo đạc kiểm tra tọa độ và độ cao hệ thống lưới thi công nhà ga, Cắm mốc xây dựng các nhà ga ngầm tuyến đường sắt trên cao Nhổn-Ga Hà Nội.

7. Đo đạc kiểm tra tọa độ và độ cao các điểm lưới thi công cầu Bách Lẫm, thành phố Yên Bái.

8. Đo đạc kiểm tra tọa độ và độ cao các điểm lưới thi công cầu Việt Trì-Ba Vì, nối quốc lộ 32 và 32C.

Trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn liền thực tiễn, hướng chú trọng nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào ba lĩnh vực chính như sau:

1. Trắc địa công trình

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS, UAV, Scanner 3D, Máy toàn đạc điện tử trong thành lập mạng lưới trắc địa công trình, thành lập bản đồ địa hình.

2. Quan trắc công trình

- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các hệ thống quan trắc liên tục hoặc theo chu kỳ cho các công trình Cầu, đường, đường hầm, công trình xây dựng dân dụng, Công trình thủy lợi, Sân bay bên cảng, ...

3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu công trình.

Cụ thể một số hướng chính như sau:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS kết hợp toàn đạc điện tử khi thành lập mạng lưới trắc địa công trình có độ chính xác cao.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bay chụp UAV trong thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.

- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống quan trắc tự động bằng công nghệ GPS.

- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống quan trắc tự động bằng máy toàn đạc tự động Robotic.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch cơ sở hạ tầng.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý các công trường xây dựng;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hệ thống giao thông của khu vực, tỉnh thành phố, quản lý hành chính…

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và phân tích lưu lượng phương tiện giao thông của khu vực, tuyến đường, quận huyện..

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đánh giá tác động môi trường (ô nhiễm, khí thải, tác động của xây dựng công trình…)

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật GIS trong xây dựng bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn phục vụ xây dựng.

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật GIS trong nghiên cứu đánh giá ngập lụt của một khu vực.

 

 

Thông báo

MEDIA